Hiện nay trước sức ép dân số tăng nhanh đáng kể cùng với đó là đất đai, nhà ở trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân.Nên tình trạng tranh chấp đất đai có nhiều và phức tạp. Đặc biệt là có nhiều vụ tranh chấp về lối đi chung đối với hai bất động sản liền kề sát nhau nhưng chưa thể giải quyết được. 1. Tranh chấp lối đi chung là gì? Trong lĩnh vực đất đai, tranh chấp lối đi chung là thuật ngữ sử dụng để chỉ những tranh chấp liên quan đến việc mở lối đi chung hoặc phát sinh mâu thuẫn do chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề. Tuy nhiên, các tranh chấp này còn có những khác biệt, do đó cách giải quyết tranh chấp cũng sẽ khác nhau. Trong trường hợp tranh chấp việc mở lối đi chung, lối đi chung được hình thành từ phần diện tích đất do người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua). Hoặc lối đi chung có thể được tạo thành do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình, đồng thời tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung). Như vậy, việc mở lối đi chung là quyền của người sử dụng đất tự dành ra, theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng một phần diện tích đất để làm lối đi chung. Trong trường hợp này, đương sự có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện và có thể khởi kiện tại Tòa án. Trong trường hợp tranh chấp do lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề, hầu hết các vụ việc xảy ra đều do hành vi lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề và được xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất), theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Tranh chấp lối đi chung ngày càng nhiều 2. Hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến lối đi chung sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp tranh chấp, có thể là tranh chấp đất đai và các tranh chấp liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, có 3 cách giải quyết cơ bản gồm: Hoà giải tranh chấp đất đai Tự hoà giải hoặc thông qua hoà giải tại cơ sở Tại khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở” Việc giải quyết thông qua đàm phán là cách thức được Nhà nước khuyến khích, tuy nhiên kết quả của quá trình này không bắt buộc các bên phải thực hiện, mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên. Hoà giải tại uỷ ban nhân dân cấp xã Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải” Theo quy định, nếu các bên tranh chấp không thể hòa giải nhưng muốn giải quyết tranh chấp, thì cần gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đất để hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận, sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh để giải quyết. Lưu ý rằng, phương thức giải quyết bắt buộc đối với tranh chấp đất đai là hòa giải. Tuy nhiên, đối với tranh chấp đất đai liên quan đến việc mở lối đi chung, không bắt buộc thực hiện hòa giải. Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp tranh chấp mà đương sự không sở hữu Giấy chứng nhận hoặc bất kỳ giấy tờ nào về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, đương sự chỉ có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết dưới đây: – Nếu tranh chấp xảy ra giữa các hộ gia đình hoặc cá nhân thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp huyện. Trường hợp tranh chấp giữa các tổ chức, doanh nghiệp thì nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết, đương sự có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. – Đương sự có thể khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Khởi kiện tại toà án nhân dân Theo khoản 1 và 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân trong các trường hợp sau: – Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc bất kỳ giấy tờ nào quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. – Tranh chấp đất đai mà đương sự không sở hữu Giấy chứng nhận hoặc bất kỳ giấy tờ nào quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. Tuy nhiên, để được khởi kiện tranh chấp đất đai, đương sự phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Người khởi kiện có quyền khởi kiện. + Tranh chấp nằm trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc. + Tranh chấp chưa được giải quyết. + Tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND cấp xã. Khởi kiện để giải quyết tranh chấp lối đi chung 3. Tổng đài tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung Công ty luật Dragon tự hào là đơn vị luôn đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại. Trong 10 năm qua Luật Dragon đã tư vấn và giải đáp cho hàng trăm ngàn khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp cặn kẽ mọi vướng mắc pháp lý của quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Công ty Luật Dragon – Đơn vị uy tín chuyên giải quyết tranh chấp đất đai Để được tư vấn về pháp luật đất đai và tư vấn Giải quyết tranh chấp lối đi chung qua điện thoại bạn chỉ cần thực hiện qua 03 bước đơn giản sau: – Bước 1: Gọi đến số Hotline: 039118181– Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai của Luật Dragon – Bước 2: Nghe hướng dẫn từ hệ thống, bấm chọn theo hướng dẫn để gặp Luật sư đất đai của chúng tôi. – Bước 3: Đặt ra câu hỏi, trao đổi thông tin và lắng nghe ý kiến tư vấn từ Luật Dragon. Chỉ với 01 cuộc gọi với cách thức đơn giản mọi thắc mắc của bạn trong lĩnh vực pháp luật đất đai sẽ được dịch vụ luật sư đất đai đà nẵng giải đáp – tư vấn một nhanh chóng, chính xác nhiệt tình và tiết kiệm chi phí nhất! Post navigation Tranh chấp môi trường: Khái niệm và cách giải quyết hiệu quả Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai