1. Bóc lột trẻ em là gì? Đầu tiên để biết được bóc lột trẻ em là hành vi nào thì chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm bóc lột trẻ em. Theo Luật Trẻ em năm 2016, tại Điều 4, Mục 7 có quy định: “Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi”. >>> Liên hệ ngay: Luật sư Hà Nội để bảo vệ trẻ em khi phát hiện ra các hành vi bóc lột trẻ Bóc lột trẻ em là hành vi nào? 2. Thực trạng bóc lột trẻ em tại Việt Nam hiện nay 26.000 là số trẻ em đang phải làm việc nặng nhọc, bươn chải để kiếm sống. Đây là số liệu mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra, đồng thời có nhiều người cho rằng con số này thậm chí còn có thể cao hơn. Đa số các trường hợp, trẻ bị bóc lột đều thuộc diện gia đình đói nghèo, ở các khu vực nông thôn đến thành phố lớn để tìm việc. Những công việc không phù hợp với độ tuổi của trẻ chủ yếu trong các ngành: dịch vụ ăn uống, khu vui chơi giải trí, khai thác đá, làng nghề, cơ sở may… và thường có mức tiền công rẻ mạt, thường xuyên phải làm việc quá số giờ quy định. Trong rất nhiều trường hợp, các em phải lao động trong môi trường độc hại, không tương xứng với mức lương nhận được. Tệ hơn, các em không được chăm sóc, thăm khám sức khỏe theo quy định, không được vui chơi giải trí như bạn bè… và không được đến trường. Các em phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Không những thế các em còn có nguy cơ bị lạm dụng sức lao động, thậm chí nhiều em còn bị ngược đãi, đánh đập… trong độ tuổi còn rất nhỏ. Bóc lột trẻ em đem đến nhiều rủi ro cho trẻ Thực tế, rất nhiều hình thức sử dụng lao động trẻ em trá hình đang được sử dụng với mức độ rất tinh vi, khó phát hiện. Mặc dù, các em là người tự nguyện lao động vì hoàn cảnh gia đình nhưng cũng có không ít trường hợp bị lừa gạt, lôi kéo, lao động dựa trên “thỏa thuận” giữa chủ cơ sở và chính gia đình các em. >>> Xem ngay: Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi 3. Bóc lột trẻ em là hành vi nào? Điều 12 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 quy định rõ và chi tiết bóc lột trẻ em là hành vi nào, theo một số điều của Luật Trẻ em như sau: Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác. Pháp luật quy định rõ bóc lột trẻ em là hành vi nào Từ quy định trên, chúng ta có thể xác định bóc lột trẻ em là hành vi nào, cụ thể trong một số trường hợp: Trường hợp 1: Bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động. Trẻ em được làm những công việc gì? Thời gian làm việc như thế nào? Quyền lợi hợp pháp trẻ được nhận khi lao động là gì? đều được quy định rõ và chi tiết. Do đó, nếu vi phạm những quy định đó mặc nhiên là đã thực hiện hành vi bóc lột trẻ em. Trường hợp 2: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm. Trong trường hợp, cố ý rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo trẻ em; sử dụng vật chất (tiền, vàng,…), vũ lực để dụ dỗ, ép buộc trẻ em tham gia các hoạt động trình diễn trái mong muốn, sản xuất phim khiêu dâm đều được xét vào hành vi bóc lột trẻ em. Trường hợp 3: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm. Trường hợp 4: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật. Trường hợp 5: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác theo quy định của pháp luật, sẽ được quy về hành vi bóc lột trẻ em. Qua bài viết, Luật Dragon hy vọng đã có thể giải đáp thắc mắc “Bóc lột trẻ em là gì? Bóc lột trẻ em là hành vi nào?”. Thông qua đó, bạn có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ em – thế hệ tươi sáng cho tương lai. Post navigation Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không? Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản dành cho chồng