1. Vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày? Căn cứ các Khoản 2, 4, 6 Điều 34 trong Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nam khi có vợ sinh con trong vòng 30 ngày, kể từ ngày vợ sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể chế độ thai sản dành cho lao động nam như sau: – Nghỉ 05 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con thường. – Nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh còn mà phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. – Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Trường hợp sinh từ 3 con trở lên thì thêm mỗi con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc nữa. – Nghỉ 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên nhưng phải phẫu thuật. 2. Trường hợp lao động nam được nghỉ nhiều ngày hơn Không phải trường hợp nào, lao động nam cũng được nghỉ theo số ngày quy định ở trên. Một vài trường hợp đặc biệt khác, Luật Bảo hiểm xã hội đã tạo điều kiện để lao động nam có thể nghỉ dài ngày hơn. Bao gồm: – Chỉ có mẹ tham gia đóng bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều đóng bảo hiểm xã hội, nhưng người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha sẽ được nghỉ và hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. – Nếu mẹ tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng lại chưa đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản thì sau khi mẹ chế, cha sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản đến khi con tròn 06 tháng tuổi – Nếu người cha tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc sau khi vợ chết để chăm sóc con thì ngoài tiền lương lao động bình thường, sẽ được hưởng thêm chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. – Trường hợp chỉ có người cha tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà người mẹ sau khi sinh bị chết hoặc gặp phải rủi ro không thể chăm sóc con cái theo xác nhận của cơ sở khám chữa thì người cha sẽ được nghỉ theo chế độ thai sản cho đến khi con tròn 06 tháng tuổi. Một số trường hợp lao động nam được nghỉ thai sản nhiều ngày hơn >>> Xem thêm: Những lưu ý và điều kiện về chế độ thai sản dành cho nam giới 3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng Để được hưởng chế độ nghỉ việc khi vợ sinh con thì lao động nam cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau: – Bản sao có công chứng giấy chứng sinh, bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản – Trường hợp sinh con mà phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi nhưng trên giấy chứng sinh không thể hiện được thì cần chuẩn bị thêm giấy tờ khám chữa bệnh của cơ sở y tế, thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. – Trường hợp con chết ngay sau khi sinh nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng bản sao trích lục hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hay giấy ra viện của mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ 4. Thủ tục nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của nam giới Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định thì lao động nam cần nộp hồ sơ theo đúng thủ tục đã quy định. Bước 1: Nộp hồ sơ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc thì người lao động cần có trách nhiệm nộp hồ sơ đầy đủ cho người sử dụng lao động Bước 2: Người sử dụng lao động tổng hợp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Tức là, trong vòng 55 ngày kể từ ngày đi làm lại thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản nam cho cơ quan bảo hiểm. Bước 3: Cơ quan bảo hiểm giải quyết hồ sơ và chi trả chế độ bảo hiểm trong thời hạn quy định. Tối đa 6 ngày đối với trường hợp người sử dụng lao động đề nghị và tối đa 3 ngày đối với nhân thân của người lao động trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm. Trên đây chúng tôi đã giải đáp giúp bạn về việc vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày. Tùy thuộc vào từng trường hợp sinh con khác nhau mà người chồng sẽ được nghỉ theo đúng quy định của pháp luật. Post navigation Bóc lột trẻ em là hành vi nào? Con chưa thành niên là bao nhiêu tuổi