1. Đất rừng là gì? Theo phân tích, đất rừng là loại đất thuộc đất nông nghiệp, gồm các loại đất như đất sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Mỗi loại đất đều có những công dụng và đặc tính riêng. Tình hình đất rừng sản xuất tại Tây Nguyên Đối với đất rừng sản xuất thì đúng như tên gọi, nó là loại đất dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất. Có thể kể đến như sản xuất gỗ, cung cấp các đặc sản rừng hay các động vật rừng. Trong đó, việc bảo vệ môi trường luôn được đề cao và quan tâm hàng đầu. Đối với đất rừng phòng hộ thì nó có công dụng là bảo vệ nguồn sinh thái, bảo vệ nguồn nước cũng như bảo vệ đất trước nguy cơ xói mòn và thiên tai. Ngoài ra, với công dụng của cây xanh còn có ích trong việc điều hòa không khí, đem lại bầu không khí trong lành. Đối với đất rừng đặc dụng với mục đích phục vụ cho thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên cũng như tạo ra sự đa dạng về mặt sinh thái, bảo vệ các nguồn gen động thực vật quý hiếm…nên loại đất này khá được trú trọng để đầu tư. 2. Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp đất rừng Thực trạng những năm qua cho thấy mặc dù Đảng và nhà nước luôn ra sức quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc trên cả nước, đặc biệt là các vùng núi – nơi có số lượng đất rừng lớn. Tuy kiểm soát chặt chẽ nhưng tình trạng tranh chấp về rừng vẫn diễn ra giữa các nông trường, các doanh nghiệp cũng như giữa các người dân vẫn diễn ra khá phức tạp. Vấn nạn tranh chấp đất rừng hiện nay. Và thực tế cho thấy, việc các công ty giao khoáng đất chưa đúng quy định hay sử dụng đất lãng phí, chưa có hiệu quả vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Và tác hại là khiến cho tình trạng an ninh, trật tự trong xã hội cũng như đời sống của người dân chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đặc biệt là những người thuộc trường hợp nhận khoán đất rừng trái phép. Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất rừng diễn ra khá phổ biến mặc dù các quy định pháp luật để giải quyết các tranh chấp trên luôn được củng cố từng ngày. Trước tình hình đó, pháp luật đã dựa trên một số quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp như: – Luật đất đai 2013; – Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Các quy phạm pháp luật nêu trên giúp cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến rừng cũng như đưa ra hướng giải quyết các vụ tranh chấp rừng theo đúng quy định pháp luật. >>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp môi trường 3. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất rừng Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 có đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Giải quyết bằng con đường hòa giải Đây là phương pháp giải quyết được áp dụng đầu tiên và nhiều nhất. Cụ thể, các bên có thể tự thương lượng để hòa giải tranh chấp với nhau. Giải quyết thông qua hòa giải cơ sở Là các bên sẽ cùng thỏa thuận chọn ra một cơ quan để hòa giải. Do vậy, khi không tự mình hòa giải được, các bên sẽ gửi yêu cầu lên Uỷ ban nhân dân nơi có đất bị tranh chấp để giải quyết. Sự phức tạp trong việc giải quyết tranh chấp đất rừng. Mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, cấp huyện giải quyết. Lưu ý: Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất rừng thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có xảy ra tranh chấp đất đai không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP). Cụ thể: – Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; – Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; – Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất… Sau đó, các tranh chấp đất đai và tài sản liên quan tới đất sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết nếu đương sự có Giấy chứng nhận đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có các loại giấy tờ trên thì đương sự chỉ được chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định sau đây: – Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền; – Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 4. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất rừng Công ty Luật Dragon là một trong những công ty tư vấn pháp luật hàng đầu hiện nay, đặc biệt là mảng tư vấn trực tuyến. Việc này sẽ giúp những người có nhu cầu tư vấn có thể được cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng và chuẩn xác tại bất cứ đâu mà không cần đến văn phòng tư vấn. Tranh chấp đất rừng không còn là vấn đề quá xa lạ đối với mỗi người, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ rừng lớn thì việc tranh chấp đất diễn ra khá thường xuyên. Tình trạng người dân thuê đất rừng để canh tác, trồng trọt hay sinh sống được diễn ra khá phổ biến tại các khu vực miền núi. Khi không được sử dụng hay việc sử dụng bị giới hạn sẽ gây ra những thắc mắc lẫn bất mãn của người dân. Từ đó dẫn đến những tranh chấp về rừng xảy ra ngày càng nhiều. Nếu bạn có những vướng mắc liên quan đến việc tranh chấp đất rừng và mong muốn được tư vấn, giải đáp pháp luật về vấn đề trên, hãy liên hệ công ty chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tận tình. Post navigation Hướng giải quyết tranh chấp đòi lại đất như thế nào? [Hướng dẫn] Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất chi tiết