1. Căn cứ pháp lý

– Luật đất đai 2013 sửa đổi năm 2017

2. Thế nào là tranh chấp đòi lại đất?

Có thể hiểu, đây là loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và khá phổ biến hiện nay. Tranh chấp này xảy ra khi quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất giữa các bên bị chồng chéo, liên quan đến nhau.

giai-quyet-tranh-chap-doi-lai-dat-1

Tranh chấp xảy ra khi có bên muốn đòi lại đất.

Có thể kể đến một số trường hợp tranh chấp đòi lại đất phổ biến hiện nay như:

– Chủ sử dụng đất ban đầu hoặc người thân của họ muốn lấy lại phần đất đã được chuyển cho người khác thông qua hình thức thuê hoặc mượn khiến tranh chấp phát sinh.

– Hoặc có trường hợp đòi lại đất khi đã đủ điều kiện đứng tên ở phần đất mà trước đó nhờ người khác đứng tên hộ để mua đất hay trông coi hộ.

– Đòi lại đất khi đất bị chiếm dụng trái phép

– Một số loại đất bị đưa vào sản xuất hay hợp tác xã gây ra tranh chấp giữ người dân và chính quyền.

3. Thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp đòi lại đất

Theo quy định chung của pháp luật thì khi có tranh chấp đất đai xảy ra thì trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì các bên phải trải qua thủ tục hòa giải tại địa phương.Nếu hòa giải không thành thì tranh chấp trên sẽ được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc đưa ra UBND cấp xã.

Trước khi giải quyết thì phải xác định được tranh chấp đó có thật sự là tranh chấp đất đai hay không. Bởi lẽ, nó chỉ được coi là tranh chấp đất đai khi có thể xác định được ai là người có quyền sử dụng đất. Nên khi nó không thuộc tranh chấp đất đai thì sẽ giải quyết theo thủ tục khác liên quan đến đất đai. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là khác biệt so với các thủ tục giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.

giai-quyet-tranh-chap-doi-lai-dat-2

Tranh chấp đòi lại đất và thẩm quyền giải quyết.

Bởi lẽ, UBND cấp có thẩm quyền là cơ quan giải quyết các tranh chấp đất đai còn các tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản trên đất…sẽ do Tòa án trực tiếp giải quyết mà không cần thông qua UBND.

4. Giải quyết tranh chấp đòi lại đất

Có nhiều dạng tranh chấp đòi lại đất như: tranh chấp đòi lại đất cho mượn, tranh chấp đòi lại đất ở nhờ,….

Khi xảy ra tranh chấp đòi lại nhà ở thì bên cho mượn thì bạn phải thông báo cho bên mượn về việc lấy lại nhà ở một khoảng thời gian hợp lý để bên mượn tìm được chỗ ở mới.

Nếu đã thông báo mà bên mượn không chịu trả lại đất thì sẽ có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc này:

– Gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất cho mượn để buộc bên mượn chấm dứt hành vi vi phạm và xử phạt hành chính đối với bên mượn.

– Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại đất, Toà án nhân dân sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thủ tục hòa giải tại UBND có thẩm quyền

Đây là thủ tục được pháp luật khuyến khích thực hiện. Sau khi tự hòa giải không thành thì UBND sẽ là cơ quan đứng ra hòa giải tranh chấp trên. Đặc biệt, với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục này mang tính bắt buộc thực hiện. Và nếu muốn khởi kiện tại Tòa án thì các bên phải có thủ tục hòa giải trước đó thì mới được xem là đủ điều kiện khởi kiện.

Sau khi UBND nhận được hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu cũng như xác minh nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Bên cạnh đó, việc thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp cũng được đề ra đối với UBND.

giai-quyet-tranh-chap-doi-lai-dat-3

Thẩm quyền của UBND trong tranh chấp đòi lại đất

Kế tiếp, UBND sẽ triệu tập các bên trong tranh chấp để thực hiện việc hòa giải. Việc này có thể diễn ra trong một hoặc nhiều lần. Theo quy định thì thời hạn tiến hành hòa giải là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. Do vậy, UBND phải lưu ý thực hiện hòa giải trong khoảng thời gian trên để phù hợp với quy định pháp luật.

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án

Sau khi hòa giải tại UBND có thẩm quyền không thành thì các bên sẽ tiến hành đề đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Thủ tục gồm các bước sau:

– Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện, hồ sơ sẽ gồm đơn khởi kiện, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có liên quan, Biên bản hòa giải tại UBND trước đó, CMND, Sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác.

– Giai đoạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án và Tòa án nơi có tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc nộp hồ sơ có thể diễn ra trực tiếp hoặc gửi bằng dịch vụ bưu chính hay gửi qua cổng thông tin điện tử.

– Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và nội dung của nó. Trong 8 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ ra quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc tiến hành giải quyết khi hồ sơ đã hợp lệ.

– Sau khi đã xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý vụ án.

– Khi các bên có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận trên. Hiệu lực của quyết định này là ngay lập tức và không bị kháng cáo hay kháng nghị.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án

5. Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đòi lại đất của Công ty Luật Dragon

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề luật sư, Công ty Luật Dragon luôn tự hào là công ty luật hàng đầu giúp người dân giải quyết mọi vấn đề liên quan tới pháp lý và là đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đòi lại đất đai.

giai-quyet-tranh-chap-doi-lai-dat-5

Tại sao nên chọn chúng tôi khi cần luật sư đất đai:

– Kết quả của các vụ án luôn đúng theo quy định pháp luật, nhận lại giá trị lâu dài mà không phải làm điều gì sai trái, không e ngại trước cơ quan công quyền.

– Đội ngũ chuyên viên và luật sư luôn tư vấn nhiệt tình cho thân chủ, luôn bên cạnh trong suốt quá trình tham gia tố tụng.

– Đội ngũ luật sư của Công ty Luật Dragon có nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ bản chất sự việc để giải quyết vụ việc một cách trọn vẹn.

By admin