Vấn đề tranh chấp phát sinh khi chuyển nhượng cổ phần là vấn đề không còn xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và tài chính của các cổ đông trong công ty. Vậy phải làm thế nào để có hướng giải quyết tối ưu nhất?

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2020;

– Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015;

– Luật Trọng tài thương mại năm 2010;

– Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

2. Tranh chấp tại hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

Cổ đông được hiểu là cá nhân hay tổ chức nắm giữ một số lượng cổ phần nhất định tại công ty. Tỷ lệ cổ phần và lợi nhuận sẽ đi đôi với nhau, cổ phần càng nhiều thì lợi nhuận sẽ càng lớn. Thông thường, người nắm giữ nhiều cổ phần nhất sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các công việc tại công ty
Ta có thể hiểu, chuyển nhượng cổ phần là việc chuyển đổi chủ sở hữu đối với các cổ phần tại một công ty. Đây được xem là quan hệ mua bán giữa các thành viên trong công ty với nhau và không làm thay đổi cấu trúc của công ty.
Hình ảnh minh họa cho cổ phần của các cổ đông tại một đơn vị
Trong quá trình thực hiện chuyển nhượng thì khi một bên hoặc cả hai bên có phát sinh những tranh chấp về quyền hay nghĩa vụ trong hợp đồng. Và chủ yếu sẽ là tranh chấp liên quan đến nội dung trong hợp đồng như giá chuyển nhượng hay thời hạn thanh toán…
Khi xảy ra tranh chấp về cổ phần hay chuyển nhượng cổ phần, cơ quan quản lý trực tiếp sẽ giải quyết tranh chấp trên vì đây là những mâu thuẫn mang tính nội bộ công ty. Nếu không thể giải quyết thì sẽ đưa ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tiết kiệm thời gian và có hướng giải quyết tốt nhất.
Cuộc họp đại hội đồng cổ động tại một công ty.
Cuộc họp đại hội đồng cổ động tại một công ty.

3. Để giải quyết tranh chấp cần có giấy tờ gi?

–  Phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty, đây sẽ là chứng cứ đầu tiên cần có để chứng minh họ có quyền trong việc chuyển nhượng trên.

– Các thông tin cá nhân của cổ đông như CCCD với cá nhân hay Giấy phép hoạt động với cổ đông là tổ chức.

– Các Giấy chứng nhận cổ phần hay các Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Ngoài ra còn có các giấy tờ của ngân hàng được sao kê hoặc giấy tờ khác liên quan đến tiền nộp hoặc thanh toán cổ phần.

– Các nghị quyết ĐHĐCĐ về tranh chấp trên đối với các tranh chấp tại nội bộ công ty.

4. Thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh

Theo quy định pháp luật thì Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp trên. Sau khi có yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét nơi cư trú của bị đơn để chọn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án nhân dân Huyện sẽ có thẩm quyền đối với các tranh chấp trên. Cụ thể hơn, nếu nơi cư trú của bị đơn thì Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú sẽ giải quyết. Còn khi không xác định được nơi cư trú thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn có tài sản hoặc nơi làm việc của bị đơn để giải quyết.
Tòa án – cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến chuyển nhượng cổ phần.

5. Hướng giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

– Đối với các tranh chấp liên quan đến hình thức của hợp đồng thì để đảm bảo về mặt pháp lý, các bên được khuyến khích nên công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Từ đó có thể chứng minh hình thức đó là phù hợp hay chưa phù hợp với quy định pháp luật.

Nếu hình thức đã phù hợp thì cơ quan nhà nước sẽ thực hiện việc công chứng hồ sơ trên và các bên có thể giải quyết dựa trên hợp đồng đã được công chứng.

Ngược lại, nếu hình thức chưa phù hợp thì cơ quan nhà nước sẽ không thực hiện việc công chứng và trả hồ sơ cho người có yêu cầu. Lúc này, họ phải có trách nhiệm xem lại và sửa đổi những lỗi sai mà cơ quan đã chỉ rõ và nộp lại giấy tờ đã chỉnh sửa lên cơ quan để được công chứng.

– Đối với các tranh chấp về nội dung hợp đồng thì các bên cần xem xét nội dung đó đã phù hợp với quy định pháp luật chưa. Nếu chưa phù hợp thì chúng sẽ coi như bị vô hiệu. Và khi đã vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo đúng quy định và bồi thường nếu có thiệt hại.

Nếu hợp đồng đã phù hợp thì các bên sẽ tiến hành thực hiện các thỏa thuận theo đúng hợp đồng. Bên nào không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ thì sẽ chịu trách nhiệm phạt vi phạm theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng cũng như quy định pháp luật hiện hành.

 

By admin