Bạn đã biết khi có tranh chấp môi trường xảy ra sẽ được giải quyết như thế nào chưa? Hãy cùng Luật Dragon tìm hiểu nhé! 1. Tranh chấp môi trường là gì? Tranh chấp môi trường được hiểu là một trong những hiện tượng xã hội mà được quan tâm nghiên cứu từ nhiều những lĩnh vực khoa học khác nhau như là xã hội học môi trường, khoa học pháp lý, kinh tế học môi trường. Môi trường đang là vấn đề nhức nhối hiện nay Theo đó, tranh chấp môi trường cũng sẽ được hiểu từ nhiều giác độ khác nhau. Từ khía cạnh xã hội học, xung đột môi trường có thể được hiểu là xung đột về những quyền lợi giữa các nhóm khác nhau xã hội về việc khai thác cũng như sử dụng các nguồn lợi tài nguyên môi trường. Nhóm này thì muốn tước đoạt quyền lợi của nhóm khác, nên dẫn đến sự đấu tranh, mâu thuẫn của giữa các nhóm cho việc phân phối lại lợi thế về môi trường. Nói chung, tranh chấp môi trường được hiểu đơn giản là xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về những quyền và lợi ích liên quan đến các vấn đề về môi trường. 2. Nguyên tắc cơ bản trong tranh chấp môi trường Có 5 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc công quyền can thiệp Giải quyết tranh chấp môi trường là trách nhiệm của các bên tranh chấp không chỉ thế mà còn là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước có chức năng quản lí xã hội và nghĩa vụ nhằm bảo đảm phúc lợi công cộng, không “cho phép” công quyền được đứng ngoài những quan hệ tranh chấp mang tính xã hội này. Nói cách khác, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của nhà nước của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp môi trường phải được xem là trách nhiệm công vụ. Ngày nay, việc tiếp cận bảo vệ môi trường và cụ thể là giải quyết tranh chấp môi trường theo hướng xem sự can thiệp của các cơ quan công quyền trở thành yếu tố không thể thiếu. Nguyên tắc phòng ngừa Nguyên tắc phòng ngừa có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết những vụ kiện yêu cầu chấm dứt những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với môi trường và sức khoẻ con người từ các hoạt động đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, như: các công trình thuỷ điện, điện nguyên tử, nhiệt điện, dự án xây dựng nhà máy hóa chất, công trình Xử lý chất thải, đường giao thông… Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người Đây là công cụ vừa mang tính pháp lý lại vừa mang tính kỹ thuật để giải quyết tranh chấp môi trường. Có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn với hoạt động đánh giá tác động môi trường trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường thông hoạt động này mà cơ quan tài phán sẽ có những cơ sở để xem xét một vài vấn đề như: các bên đã thật sự cân nhắc đến tất cả các yếu tố liên quan đến môi trường hay chưa? Những tác động xấu đến môi trường đã được đánh giá, dự báo trước?… Nếu là chưa thì nguyên tắc phòng ngừa lúc này sẽ được áp dụng để bắt buộc các bên phải tiến hành xem xét, đánh giá những vấn đề một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất. Nguyên tắc phối hợp, hợp tác Để có thể duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp môi trường trong việc cùng tìm các giải pháp để khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường, cần phải áp dụng nguyên tắc phối hợp, hợp tác giữa các bên tranh chấp. Đây được xem là phương án tốt nhất để tổng hợp tất cả nguồn lực xã hội vào việc khắc phục chất lượng môi trường Nguyên tắc này có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường để liên kết tất cả các bên trong tranh chấp tham gia. Họ sẽ có cơ hội đối thoại trực tiếp, thông tin đầy đủ cho nhau và sẽ cùng nhau xây dựng các cam kết, cùng nhau xác định trách nhiệm, san sẻ quyền lợi cùng ngăn chặn nguy cơ huỳ hoại môi trường để hướng tới phát triển bền vững. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá Người có hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ phải trả giá cho hành vi của mình. “Cái giá” đó là: Phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường; Nguyên tắc tham vấn chuyên gia Để xác định thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các nạn nhân trong tranh chấp môi trường một cách có căn cứ khoa học cần phải sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia. Các chuyên gia phải dùng vào các phương tiện kĩ thuật để đo đạc, xét nghiệm mẫu, mới có thể đưa ra các kết luận khách quan, trung thực về tính chất, mức độ và những ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường. 3. Các phương thức để giải quyết tranh chấp môi trường Có 3 phương thức giải quyết tranh chấp sau: Giải quyết tranh chấp môi trường bằng thương lượng Cũng giống như giải quyết các cạnh tranh khác, thương lượng trước giờ luôn được xem là hình thức hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp môi trường. Đây là cơ hội tốt để các bên có thể thu nhập thêm thông tin và xem xét hoàn cảnh xảy ra tranh chấp, để đánh giá đúng bản chất của vụ tranh chấp môi trường. Thương lượng để các bên có thể giải quyết những hiểu lầm, khúc mắc và có thể cùng tìm ra các giải pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết tranh chấp môi trường. Giải quyết tranh chấp môi trường bằng hoà giải Hoà giải chính là hình thức giải quyết tranh chấp được các bên tiến hành khi tranh chấp môi trường đã xảy ra hoàn toàn và các bên trong vụ tranh chấp nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả nhưng vẫn muốn tìm kiếm sự thoả thuận. Tranh chấp môi trường ngày càng nhiều Hoà giải tranh chấp là quyền cơ bản của các đương sự. Pháp luật, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp trong vụ tranh chấp môi trường áp dụng hình thức này. Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp môi trường có thể được giải quyết theo thủ tục tư pháp và thủ tục hành chính. 4. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường Bước 1: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa các bên liên quan đến vấn đề môi trường. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, có thể tiến hành đệ trình đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bước 2: Kiểm tra, xác minh và đánh giá tình trạng môi trường tại địa điểm xảy ra tranh chấp. Thông tin được thu thập sẽ được sử dụng để đánh giá tổn hại gây ra và quyết định các biện pháp khắc phục. Bước 3: Đối chiếu với các quy định của pháp luật liên quan đến môi trường và xác định trách nhiệm của các bên liên quan đến vấn đề tranh chấp. Bước 4: Tiến hành các biện pháp giải quyết tranh chấp như thông qua giải quyết hòa bình, giải quyết qua trọng tài hoặc giải quyết bằng pháp luật thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, để hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam, đã có nhiều kiến nghị được đưa ra, ví dụ như tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức và thực thi pháp luật môi trường, đẩy mạnh việc quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. 5. Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường Thời điểm xác định tranh chấp môi trường thường nảy sinh sớm hơn với thời điểm xác định tranh chấp khác. Con người có thể dự báo khả năng xâm hại đến môi trường mà thường liên quan đến các dự án đầu tư, ngày từ khi dự án chưa bắt đầu hoạt động. >>> Xem thêm: Luật sư đất đai giỏi ở Hà Nội Trên đây, là một vài vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp môi trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc về Luật đất đai quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Dragon để được tư vấn trực tiếp qua số Hotline: 1900.599.979, hoặc qua địa chỉ mail: Dragonlawfirm@gmail.com. Câu hỏi thường gặp (FAQ) 1. Giải quyết tranh chấp môi trường là gì? Trả lời: Giải quyết tranh chấp môi trường là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. 2. Khó khăn, thách thức trong giải quyết tranh chấp môi trường trong giai đoạn hiện nay Trả lời: Tranh chấp môi trường là vấn đề cực kỳ phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Từ các khu công nghiệp, xí nghiệp cho đến các dự án phát triển đô thị đều gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng. Trong các biện pháp giải quyết tranh chấp môi trường, biện pháp pháp lý đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp môi trường bằng con đường tòa án của người dân hầu như không đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều này là do nhiều lý do như không đầy đủ chứng cứ, chưa có cơ quan độc lập để giám sát quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tại các địa phương có nhiều quan hệ thân tình và thân nhân. Do đó, cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng, cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp môi trường Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh giám sát, đánh giá thực trạng pháp luật và triển khai phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng trong lĩnh vực môi trường là điều cần thiết . Chúng ta cần hỗ trợ và đào tạo những người có trình độ chuyên môn để tham gia giải quyết tranh chấp môi trường một cách có hiệu quả và công bằng nhất. Post navigation [Hướng dẫn] Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất chi tiết